Đồng Hồ Chống Nước Là Gì?
Đồng hồ chống nước là loại đồng hồ có khả năng chống thấm nước trên 30 mét (99ft) và thường được đánh dấu bằng dòng chữ "Water Resistant" ở mặt lưng của nó. Độ chống nước của đồng hồ sẽ có nhiều cấp bậc khác nhau và thường được các Hãng sản xuất ghi rõ trong tài liệu đi kèm khi mua sản phẩm. Những mẫu đồng hồ có độ chống nước từ 0 mét đến dưới 30 được coi là KHÔNG có khả năng chống nước.
Đồng hồ chống nước từ 30 mét (99ft) đến dưới 50 mét (165ft) là phổ biến nhất hiện nay - chúng cho phép chiếc đồng hồ của bạn có thể tiếp xúc với dòng nước vừa và nhỏ như rửa tay hay đi mưa trong thời gian ngắn.
Đồng hồ chống nước từ 50 mét trở lên có thể sẵn sàng cùng bạn bơi lội. Và nếu bạn muốn lặn biển, độ chống nước 100 mét sẽ giúp chiếc đồng hồ của bạn luôn an toàn.
Độ Chống Nước Của Đồng Hồ Là Gì?
Các Yếu Tố Chống Nước
1. Nắp lưng vặn đồng hồ (Case Screw)
Hay nói chính xác hơn là cách mà ốp lưng được gắn vào đồng hồ. Phần ốp lưng đồng hồ nếu được niêm phong bằng áp suất sẽ được coi là ít chịu nước nhất. Các khe nhỏ giữa nắp lưng và vỏ máy hoặc sự biến dạng của miếng gioăng ở mặt lưng (sẽ xảy ra theo thời gian) sẽ khiến cho đồng hồ vô nước. Thông thường, những chiếc đồng hồ này sẽ có khả năng chống nước tối đa 50m(165ft) - cho phép tiếp xúc với nước nhưng không thể ngâm sâu dưới nước.
Vỏ máy được gắn ốc vít (case screw) sẽ là mức chống thấm nước thứ hai. Nó có nắp lưng được cố định bằng ốc vít, cho phép niêm phong chặt chẽ hơn nhiều so với trường hợp trên. Tuy nhiên, sự biến dạng của gioăng đáy theo thời gian vẫn sẽ cho phép nước xâm nhập. Thông thường, phần lớn những chiếc đồng hồ dạng này đều có khả năng chống nước tối đa 100m/330ft - cho phép bơi lội ở mực nước không quá sâu và ngâm mình trong hồ bơi.
Mặt lưng đồng hồ TAG Heuer Autavia có độ chống nước 100 mét
2. Núm vặn kháng nước (Screw-down Crown)
“Screw down” được ren và vít đóng vào một ống ren phù hợp trong vỏ máy. Núm điều chỉnh có một miếng gioăng để nén và bịt kín đường ống này khi núm được được đóng chặt - do đó đảm bảo được khả năng chống nước của đồng hồ. Screw-down crown hay được gọi là núm vặn chống nước, là một yếu tố cần thiết cho bất kỳ chiếc đồng hồ nào mà bạn muốn đeo khi đi bơi lặn. Chúng tôi không khuyên bạn khám hiểm dưới nước với một chiếc đồng hồ không có screw-down crown. Ngay cả khi đồng hồ có núm vặn chống nước, bạn cũng không bao giờ được thao tác với nó (kéo, đẩy, vặn) khi đang ở dưới mặt nước - trừ một số mẫu đồng hồ lặn chuyên dụng được phát triển và có quy định đặc thù từ nhà sản xuất. Một lợi ích khác của núm vặn kháng nước là nó sẽ được bảo vệ nhiều hơn khỏi những cú va chạm vô tình.
Cấu tạo của núm vặn chống nước Rolex
3. Gioăng (Gasket)
Gioăng núm đồng hồ hầu hết đều được làm từ cao su.
Ứng Dụng Thực Tế & Độ Chống Nước
- Nhiệt độ nước cao (suối nước nóng, vòi sen nóng, v.v) sẽ ảnh hưởng đến hình dạng của gioăng. Và đặc biệt là sự thay đổi nhiệt độ quá nhanh cũng khiến gioăng bị biến dạng.
- Những thay đổi đột ngột và nhanh chóng của áp lực - chẳng hạn như nhảy từ một nơi cao rồi lao mình lặn xuống mặt nước (thậm chí là lặn nông), lực nhấn cánh tay bạn xuống nước trong khi bơi, sẽ làm căng các miếng gioăng trong tíc tắc. Nếu các miếng đệm không đúng thông số kỹ thuật, chúng có thể bị vỡ và khiến đồng hồ nhiễm nước.
- Khi đồng hồ “già” đi, các niêm phong bắt đầu bị hao mòn và sẽ không duy trì mức kháng nước như ban đầu nữa.
Thuật Ngữ “Water Resistant” & “Water-Proof”
“Water resistant” - Chống thấm nước và “water-proof” - không thấm nước.
U.S. FTC (Federal Trade Commission - Ủy ban Thương mại Liên bang) - đơn vị thi hành sự thật về quảng cáo (truth-of-advertising) đã cho rằng thuật ngữ "water-proof" không phù hợp. Theo ý kiến của họ, một chiếc đồng hồ không bao giờ có thể thực sự không thấm nước 100%, vì các miếng gioăng bị hư hỏng theo thời gian và cách sử dụng, do đó làm giảm chỉ số độ sâu chống nước được chỉ định. Theo lời của FTC: "Từ ‘proof’ này bao hàm một biện pháp bảo vệ tuyệt đối, mà không may, nó không tồn tại đối với đồng hồ, đặc biệt là trong thời gian dài”. FTC đã thấy thuật ngữ “Water Resistant” là phù hợp hơn cho đồng hồ.
Phương Pháp Kiểm Tra Khả Năng Chống Nước
- Kiểm tra khô (Dry Test): Đồng hồ được đặt trong buồng và áp suất không khí được tăng dần lên. Máy móc sẽ phát hiện các biến đổi nhỏ nhất về kích thước vỏ máy. Nếu vỏ máy giãn ra, thậm chí chỉ là một chút, thì đồng hồ cũng không có khả năng chống nước.
- Kiểm tra ướt (Wet Test): Đồng hồ được đặt trong một khoang chứa đầy một nửa nước và một nửa không khí. Áp suất không khí được tăng dần khi đồng hồ đang ở ngoài mặt nước và được thả chìm xuống dần dần. Một khi đồng hồ được ngâm hoàn toàn, áp suất không khí sẽ dần được giải phóng. Nếu bong bóng thoát ra khỏi đồng hồ, điều đó có nghĩa là không khí thấm vào đồng hồ trước khi ngâm có lối thoát, lối thoát này cũng là nơi mà nước có thể xâm nhập, vì thế đồng hồ không có khả năng chống nước. Phương pháp này thường được sử dụng như một thử nghiệm thứ hai để xác định chính xác khu vực có vấn đề.
ATM Hoặc BAR
ATM là viết tắt của "Atmosphere" - khí quyển tương đương với 10 mét. Một từ khác cho ATM thường được sử dụng ở châu Âu là BAR - cái này cũng tương đương với 10 mét.
- 1 ATM = 10 mét
- 1 BAR = 10 mét
Van Thoát Khí Heli
Helium là một trong những phân tử nhỏ nhất và sẽ xâm nhập vào đồng hồ thông qua các gioăng cho đến khi áp suất không khí trong đồng hồ bằng với áp suất không khí trong chuông lặn. Khi chuông lặn nổi lên và giải nén, khí Heli cần thoát ra ra khỏi đồng hồ với tốc độ tương được với việc giải nén - nếu không thì áp suất trong đồng hồ sẽ làm bung các miếng tinh thể bảo vệ. Để tránh điều đó, OMEGA đã phát triển van thoát khí Heli cho đồng hồ lặn của họ, cho phép Helium thoát ra nhanh hơn so với lúc xâm nhập vào.
Nhiều thương hiệu khác cũng sử dụng van thoát khí Heli này trong nhiều thiết kế đồng hồ lặn chuyên dụng của họ. Nói chung, van thoát khí Heli có thể được tìm thấy trên những chiếc đồng hồ có chỉ số chống nước từ 300 mét trở lên.
Van thoát khí Heli không bao giờ cần được sử dụng trong lặn biển thông thường (ở mực nước không quá sâu), và chỉ thực sự cần thiết khi lặn trong môi trường được kiểm soát như mô tả ở trên.
—— Van thoát khí Heli trên đồng hồ OMEGA Seamaster Diver 300M có dạng núm, được khí hiệu “HE” trên mặt và nằm ở hướng 10 giờ.
Giải Thích Các Chỉ Số Chống Nước Của Đồng Hồ
Mặc dù đồng hồ có chỉ số chống nước 30m/99ft, nhưng điều đó KHÔNG có nghĩa là đồng hồ sẽ hoàn toàn an toàn khi ngâm ở độ sâu đó. Chỉ số chống nước được công bố bởi nhà sản xuất đó chỉ là những con số “lý thuyết” và chỉ có thể đạt được trong môi trường tối ưu hoàn hảo của phòng thí nghiệm. Trong thực tế, khả năng chống nước của đồng hồ có thể không chính xác với thông số kỹ thuật của nó.
GIẢI THÍCH CHỈ SỐ CHỐNG NƯỚC ĐỒNG HỒ |
||
0m - dưới 30m/99ft |
|
Không cho phép tiếp xúc với nước |
30m/99ft - dưới 50m/165ft |
|
Tiếp xúc được với dòng nước vừa và nhỏ như rửa tay, đi mưa |
50m/165ft - dưới 100m/330ft |
|
Bơi lội nhẹ nhàng ở hồ bơi |
100m/330ft - dưới 200m/660ft |
|
Bơi, lặn, tắm (trừ môi trường nước nóng) |
200m/660ft - dưới 500m/1650ft |
|
Các môn thể thao dưới nước như bơi lặn, lặn biển,... |
500m/1650ft trở lên |
|
Thích hợp cho các chuyến lặn sâu và lặn thám hiểm. |
Một điều rõ ràng là chỉ số chống nước càng cao thì đồng hồ càng có thể xuống sâu hơn dưới nước.
Hiện nay có một số đơn vị cung cấp thông tin không chính xác về “đồng hồ lặn”, hoặc dựa trên những chỉ số chống nước của nhà sản xuất để xác định khả năng ứng dụng thực tế của đồng hồ, điều này dẫn đến những sai lầm không đáng có cũng như những thiệt hại phải trả giá bằng tiền và công sức của người đeo. Thế nên bạn cần phải cẩn thận với những lời đề xuất của nhân viên tư vấn khi mua đồng hồ lặn chuyên dụng nhé. Hãy cố gắng dành thời gian để tìm hiểu về độ chống nước của đồng hồ để đảm bảo khả năng làm việc cũng như kéo dài tuổi thọ cho nó.
Khuyến Nghị Của Chúng Tôi
-
Đồng hồ của bạn nên được kiểm tra nước mỗi năm một lần.
-
Không nên đeo đồng hồ khi ngâm bồn tắm hoặc bơi lội, trừ khi đồng hồ có chỉ số chống nước từ 100m/330ft và có núm vặn kháng nước. Đặc biệt là càng không nên đeo đồng hồ vào phòng tắm hơi hoặc những nơi có nhiệt nhiệt độ cao, điều này sẽ làm biến dạng các miếng gioăng.
-
Không bao giờ kéo, lên dây cót hoặc thao tác với núm vương miện khi ở dưới nước (trừ những trường hợp đặc biệt được quy định bởi nhà sản xuất).
-
Không bao giờ bấm các nút của đồng hồ chronograph khi ở trong nước, (trừ những trường hợp đặc biệt được quy định bởi nhà sản xuất).
-
Đừng để đồng hồ của bạn tiếp xúc với những môi trường có chênh lệch nhiệt độ quá lớn.
-
Không để đồng hồ của bạn trong môi trường có thay đổi áp suất không khí đột ngột và nhanh chóng.
-
Không cho phép đồng hồ của bạn tiếp xúc với các hóa chất ăn mòn, chẳng hạn như xà phòng mài mòn và nước có hàm lượng Clo cao.
-
Đảm bảo rằng núm điều chỉnh luôn được đẩy sát vào vỏ máy và nếu đồng hồ có núm vặn kháng nước, hãy đảm bảo rằng nó luôn được siết chặt. Kiểm tra kỹ trước khi ngâm trong nước.
Bình luận - Phản hồi