Skip to Main Content
Omega Seamaster 300 Master Co-axial – Sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách Retro và công nghệ hiện đại
Nói đến Omega chắc hẳn bất kỳ tín đồ nào cũng biết đến những chiếc đồng hồ đình đám đến từ đất nước Thụy Sỹ này. Hơn 100 năm trong chế tác đồng hồ, Omega đã ra mắt nhiều dòng thương hiệu làm say đắm lòng người như Ladymatic, Speedmaster, Globalmaster...Tuy nhiên, được chú ý hơn cả là dòng Seamaster. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu dòng Seamaster qua chiếc Omega Seamaster 300 Master Co-axial nhé.
 
Ngành thiết kế luôn có sự xoay vòng, chúng ta có thể dễ dàng thấy được một xu hướng thời trang dần bị quên lãng nhưng sau vài (chục) năm lại bất ngờ quay trở lại mạnh mẽ. Và trong thiết kế đồng hồ cũng vậy, các nhà thiết kế đồng hồ đang bắt đầu quay trở lại sử dụng các thiết kế vintage. Chúng ta có thể kể đến một số hãng như Jaeger-LeCoultre, Longines, Tudor và cả Omega; họ đã làm rất tốt trong việc sử dụng các thiết kế mang hơi hướng hoài cổ. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về mẫu đồng hồ Seamaster 300 Master Co-axial – một sản phẩm hoàn hảo với sự kết hợp của phong cách thiết kế retro cùng những công nghệ hiện đại bậc nhất của Omega. Nhưng trước khi đi sâu vào từng chi tiết của chiếc đồng hồ, chúng ta cũng nên dành chút thời gian để tìm hiểu về Seamaster – một dòng đồng hồ nổi tiếng của Omega song hành với Speedmaster. Chúng ta sẽ bắt đầu từ chiếc đồng hồ đầu tiên: Seamaster 300 được sản xuất vào năm 1957, và nó cũng chính là chiếc đồng hồ gợi cảm hứng để thiết kế nên chiếc Seamaster 300 Master Co-axial.
 
Những ngày đầu tiên: Seamaster 300 1957
 
Omega Seamaster 300 Master Co-axial – Sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách Retro và công nghệ hiện đại
 
Thời điểm giữa những năm 1950, môn thể thao lặn đã bắt đầu bùng nổ và rất nhiều người muốn khám phá được vẻ đẹp của đại dương. Tất nhiên, các công ty đồng hồ đã không bỏ lỡ cơ hội đó, họ đã ngay lập tức cho ra mắt những sản phẩm có thể hỗ trợ cho việc lặn. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, Panerai đã sử dụng những bộ máy đồng hồ bỏ túi, được lắp trong vỏ đồng hồ của Rolex để phục vụ thợ lặn của hải quân Ý; nhưng thật sự là tới năm 1953 thì chiếc đồng hồ đeo tay chuyên dụng cho việc lặn mới được ra đời – chiếc đồng hồ Fifty Fathoms của Blancpain. Vài năm sau, các hãng đồng hồ khác cũng lần lượt cho ra mắt những mẫu đồng hồ lặn như Submariner của Rolex hay Sea Wolf của Zodiac. Năm 1957, Omega cho ra mắt 3 dòng đồng hồ thể thao “Master” - Speedmaster, Railmaster và Seamaster 300, được thiết kế để phục vụ những tay đua, nhà khoa học và cả thợ lặn. Cái tên Seamaster thực ra đã được sử dụng vào năm 1948, nhưng nó không được thiết kế để phục vụ việc lặn mà chỉ là một chiếc đồng hồ thời trang và không gây được tiếng vang nào với cái tên Seamaster.
 
Seamaster 300 chính là lời đáp trả của Omega đối với Rolex Submariner – sản phẩm đã chiếm phần lớn thị trường đồng hồ lặn lúc đó. Cái tên Seamaster 300 cũng có thể gây một chút hiểu nhầm, vì thực tế chiếc đồng hồ này chỉ được kiểm nghiệm khả năng chống nước tới 200m (do thiếu các thiết bị kỹ thuật dùng để đo đạc, đó là lý do biện hộ của Omega lúc đó). Chiếc đồng hồ này được đánh giá cao hơn Submariner về mặt thẩm mỹ với kim giờ hình mũi tên to bản, có kích cỡ 39mm (giống với chiếc Speedmaster đời đầu). Những chiếc Omega Seamaster đời đầu nguyên bản hiện nay có thể được coi như báu vật và có giá trị khổng lồ, việc tìm kiếm những chiếc đồng hồ này thật không dễ dàng chút nào vì vòng bezel của đồng hồ rất dễ bị nứt nên đã bị thay thế rất nhiều. Nhìn lại thì những chiếc đồng hồ này rất tuyệt nhưng vẫn chưa đủ sự cuốn hút để có thể trụ lại lâu, Seamaster 300 được sản xuất trong 7 năm trước khi bị thay thế bởi một phiên bản mới hơn.
 
Thập kỷ 60 và những chiếc Royal Navy
 
Vào năm 1964, Omega cho ra mắt phiên bản Seamaster 300 mới với Ref. 165.024 (không có mục hiển thị ngày) và 166.024 (có hiển thị ngày). Chiếc đồng hồ này vẫn giữ được một số nét của dòng Seamaster 300 cũ nhưng đã bỏ đi kim giờ hình mũi tên và tăng kích thước lên 42mm (rất lớn so với thời bấy giờ). Vòng bezel cũng dày hơn và có thêm các vạch chỉ phút, kim giờ và kim phút bây giờ có hình giống cây kiếm, cả kim và vạch giờ trên đồng hồ đều được sử dụng chất phát quang làm cho thợ lặn có thể dễ dàng theo dõi thời gian kể cả trong màn đêm tối như mực. Sản phẩm này đã giành được thành công vang dội và đã nhận được sự yêu thích của rất nhiều người, không chỉ những thợ lặn chuyên nghiệp mà còn của cả những quân nhân.
 
Omega Seamaster 300 Master Co-axial – Sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách Retro và công nghệ hiện đại
 
Những chiếc đồng hồ của Hải quân Hoàng gia Anh (British Royal Navy) từ lâu đã là món đồ sưu tập yêu thích của những nhà sưu tầm đồng hồ, đây là những chiếc Rolex Submariner “MilSub” đã được nữ hoàng Anh tặng cho những thợ lặn của bà trong nhiều năm. Những chiếc “MilSub” này có những điểm khác biệt với những chiếc Submariner thông thường – kim giờ hình thanh kiếm và vòng bezel có vạch chỉ phút. Tất nhiên những chi tiết đó không phải do Rolex tự làm ra, chúng được vay mượn từ chiếc Seamaster 300 của Omega. Những chiếc Submariner 5512 và 5513 đã từng là đồng hồ ưa thích của các sĩ quan Anh cho tới giữa những năm 1960 – khi những chiếc Omega Seamaster được cho là ưu việt hơn hẳn và được sử dụng cho tất cả những thợ lặn của Hoàng gia Anh. Những chiếc đồng hồ này được phân biệt với Seamaster thông thường bằng chữ T trên mặt đồng hồ, cùng với đó là biểu tượng quân đội ở mặt sau và sử dụng chất phát quang tritium. Một số phiên bản sau này sử dụng một hình tam giác ở vị trí 12 giờ. Những chiếc SM300 bản quân đội này hiếm hơn nhiều so với những chiếc Rolex “MilSub” nhưng lại có giá không cao bằng Rolex nên chúng rất đáng được cho vào bộ sưu tập của bạn.
 
Những chiếc SM300 chỉ được sử dụng bởi quân đội Anh trong vài năm trước khi họ quay trở lại sử dụng Rolex, nhưng những chiếc Rolex này vẫn phải sử dụng thiết kế kim và vòng bezel của SM300 để đảm bảo việc theo dõi thời gian dưới nước. Mặc dù Omega hơn Rolex ở thiết kế phản quang nhưng quả thật Rolex quá hoàn hảo trong việc thiết kế chống nước ở đồng hồ. Việc thiết kế núm vặn chống nước là gót chân Achilles của Omega, họ đã từng phát minh ra núm vặn chống nước Naiad có thể siết chặt hơn nếu áp lực nước tăng lên. Trên lý thuyết thì thiết kế này rất tuyệt nhưng trên thực tế nó lại dễ bị rò rỉ khi ở gần bề mặt khi áp lực nước thấp.
 
Omega Seamaster 300 Master Co-axial – Sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách Retro và công nghệ hiện đại
 
Thế hệ SM300 thứ hai được sản xuất tới năm 1970 để cho ra mắt những mẫu đồng hồ “hợp thời” hơn như “Big Blue” Seamaster chronograph hoặc mẫu Ploprof huyền thoại, sự tương đồng giữa những mẫu này và mẫu Seamaster đời trước hoàn toàn biến mất. Chính việc thiết kế rất nhiều mẫu đồng hồ khác nhau trong thời gian này cho chúng ta thấy được sự khủng hoảng của Omega vào những năm 1970, khi họ phải cố gắng đi theo xu hướng khách hàng. Theo ý kiến của riêng tôi, nếu Omega tiếp tục duy trì sản xuất những mẫu Seamaster giống với hồi năm 1960 nhưng có thêm những cải tiến kỹ thuật, có lẽ nó cũng không hề thua kém đối thủ truyền kiếp Submariner.
 
Những chiếc đồng hồ Seamaster hiện đại
 
Những chiếc Seamaster 300 đã biến mất vào năm 1970 và những chiếc Seamaster Professional đã xuất hiện sau đó. Thời gian trôi nhanh tới những năm 1990, việc loạt phim James Bond quay trở lại cũng đã làm cho những chiếc Seamaster trở lại thời hoàng kim. Điệp viên Bond mới - Pierce Brosnan cũng phải cần một chiếc đồng hồ mới và đội ngũ thiết kế trang phục của 007 đã quyết định chọn Omega Seamaster. Nhà thiết kế Lindy Hemming của đoàn phim 007 đã chọn Omega Seamaster bởi lịch sử lâu đời của hãng, cũng như sự gắn bó của Seamaster với hải quân Anh (James Bond cũng là một điệp viên người Anh).
 
Omega Seamaster 300 Master Co-axial – Sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách Retro và công nghệ hiện đại
 
Năm 2006, khi Daniel Craig tiếp quản vai diễn James Bond, anh đã đeo một chiếc Seamaster Planet Ocean và ngay lập tức chiếc Planet Ocean đó được so sánh với những chiếc SM300 của những năm 60. Chiếc đồng hồ đó đã là một sản phẩm thành công vang dội của Omega nhưng những người hâm mộ khó tính nhất vẫn thấy chiếc Omega Planet Ocean là chưa đủ - nó quá lớn, quá hào nhoáng. Và đó cũng chính là lý do chiếc đồng hồ Seamaster 300 Master Co-axial được ra mắt vào năm 2014.
 
Seamaster 300 Master Co-axial
 
Omega Seamaster 300 Master Co-axial – Sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách Retro và công nghệ hiện đại
 
Thay vì thiết kế lại mẫu Seamaster 300 đời thứ hai nổi tiếng hơn, Omega đã quyết định quay trở lại sử dụng mẫu Seamaster đầu tiên. Điều này cũng giống với quyết định cho ra mắt chiếc đồng hồ Speedmaster “First OMEGA in Space”, họ đã dành sự ưu tiên cho những phiên bản đầu tiên được ra mắt – chiếc đồng hồ này không có Crown Guard (là hai tai nhỏ bao quanh núm chỉnh giờ của đồng hồ như đã nói tại bài Speedmaster), có vòng bezel nhỏ và kim giờ hình mũi tên. Tất nhiên chiếc đồng hồ này không đơn thuần chỉ là làm lại từ chiếc Seamaster 300 huyền thoại, Omega đã thêm vào nó rất nhiều thay đổi khác nữa.
 
Omega Seamaster 300 Master Co-axial – Sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách Retro và công nghệ hiện đại
 
Kích thước đồng hồ nay đã là 41mm thay vì 39mm như ngày trước, và theo tôi kích thước 41mm là phù hợp nhất với một chiếc đồng hồ lặn. Vòng bezel tất nhiên không còn làm từ acrylic dễ nứt vỡ như hồi năm 1957 mà sử dụng công nghệ LiquidMetal của Omega, một hợp kim có khả năng chống ăn mòn cực kỳ cao đồng thời có vẻ bề ngoài sáng bóng giống như acrylic. Omega sử dụng chất phát quang Superluminova thay vì Tritium, nếu sử dụng lâu năm thì nó sẽ chuyển sang màu vàng rêu tuyệt đẹp. Các vạch giờ trên đồng hồ không phải in trực tiếp lên mặt đồng hồ, chúng được kẹp ở giữa mặt đồng hồ và một lớp khác ở bên dưới, tạo chiều sâu và tăng điểm nhấn cho chiếc đồng hồ. Và để tưởng nhớ lại phiên bản Seamaster đầu tiên, chiếc đồng hồ này được thiết kế không có tính năng hiển thị ngày.
 
Omega Seamaster 300 Master Co-axial – Sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách Retro và công nghệ hiện đại
 
Ở mặt sau của chiếc đồng hồ, thay vì sử dụng biểu tượng hippocampus quen thuộc thì Omega đã sử dụng mặt sapphire trong suốt để khoe ra bộ máy “Master Co-axial” Caliber 8400 (cũng được sử dụng luôn cho tên của chiếc đồng hồ). Chiếc đồng hồ này có khả năng chống từ lên tới hơn 15,000 Gauss, nó sử dụng phần lớn linh kiện từ silicon thay vì sử dụng sắt dễ nhiễm từ. Thêm vào đó, chiếc đồng hồ này có 2 hộp cót cùng với bộ thoát và bánh xe cân bằng Co-axial, nó cũng được chứng nhận đạt chuẩn Chronometer.
 
Seamaster 300 Master Co-axial có nhiều phiên bản như làm bằng thép không gỉ, titanium với mặt đồng hồ và vòng bezel xanh, vàng Sedna… và có giá từ 4,000 USD.
 
SẢN PHẨM THAM KHẢO
 
OMEGA Seamaster Aqua Terra Diamond Dark Watch 30mm
 
MSP: 70508
OMEGA Seamaster Aqua Terra Diamond Dark Watch 30mm
105,078,000 VNĐ
 
OMEGA Seamaster 300 Blue Dial Automatic Titanium Men's Watch
 
MSP: 69631
OMEGA Seamaster 300 Blue Dial Automatic Titanium Men's Watch
183,886,000 VNĐ
 
Omega Seamaster Aqua Terra 150m Master Co-Axial Watch 38.5mm
 
MSP: 69503
Omega Seamaster Aqua Terra 150m Master Co-Axial Watch 38.5mm
988,746,000 VNĐ
 
OMEGA Seamaster Automatic Silver Dial Men's Watches 41.5mm
 
MSP: 67370
OMEGA Seamaster Automatic Silver Dial Men's Watches 41.5mm
151,920,000 VNĐ
 
Omega Seamaster PloProf 1200m
 
MSP: 61297
Omega Seamaster PloProf 1200m
204,670,000 VNĐ
 
Omega Seamaster PloProf 1200 m
 
MSP: 61296
Omega Seamaster PloProf 1200 m
204,670,000 VNĐ
 
Omega Seamaster PloProf 1200 m
 
MSP: 61295
Omega Seamaster PloProf 1200 m
198,340,000 VNĐ
 
Omega Seamaster PloProf 1200 m
 
MSP: 61294
Omega Seamaster PloProf 1200 m
198,340,000 VNĐ
 
******************************
 
THÔNG TIN THÊM:
 
☎ 08 3929 3993 | 08 3929 3969 để mua hàng.
♟331 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 5, Quận 3, TP Hồ Chí Minh.
http://bit.ly/OMEGA-SEAMSTER
 
Nguồn: HODINKEE

 

Luxury Shopping
0