Kiến trúc sư người Thụy Sĩ - Charles-Édouard Jeanneret ngày nay được biết đến với cái tên mà ông tự chọn cho mình: Le Corbusier, bắt nguồn từ cái tên của bà ngoại ông (Lecorbésier) và được sử dụng lần đầu vào năm 1920, trong ấn bản đầu tiên của tạp chí L'Esprit Nouveau. Sở dĩ ông lựa chọn cho mình một cái tên mới và nó mang tính biểu tượng - có nghĩa là phản ánh niềm tin của ông vào khả năng “tái tạo lại chính mình”.
Giống như nhiều nghệ sĩ vào đầu thế kỷ 20, Le Corbusier là một fan của “the Big Idea” - nói về khái niệm chuyển đổi sâu rộng và cách mạng trong các ngôn ngữ chính thức đương thời, trong đó sự phân tích hợp lý và tìm kiếm rõ ràng trực quan sẽ dẫn dắt cho sự phát triển của nghệ thuật. Le Corbusier không chỉ quan tâm đến các dự án cá nhân, ông là một người đã dùng cả đời để thử nghiệm, nhiệt tình trong quy hoạch đô thị (tại một thời điểm sẽ thiết kế toàn bộ thành phố).
Để theo đuổi các giải pháp toàn diện và có hệ thống dành cho các vấn đề trong kiến trúc, Le Corbusier đã đưa ra Polychromy Architectural - một hệ thống gồm 43 màu sắc được phát triển vào năm 1931. Không dừng lại ở đó, hệ thống tiếp tục được mở rộng thêm 20 màu vào năm 1959, tổng cộng là 63 màu. Hệ thống màu này hướng đến cung cấp cho các nhà thiết kế và kiến trúc sư một bảng màu đa dạng hợp lý và phù hợp với thị giác, xúc cảm lẫn các hiệu ứng tâm lý. Các màu sắc trong hệ thống thậm chí có thể kết hợp với nhau trong một loạt các vị trí hoán đổi mà không tạo ra sự mâu thuẫn. Các hàng màu “phím đàn” (giống như phím đàn piano) được sắp xếp theo những gì mà La Corbusier xem là hài hòa tối ưu trong thị giác, và hệ thống cũng chứa các gợi ý về: màu sắc nào được sử dụng thì sẽ tốt nhất cho các khu vực rộng và có thể phục vụ tốt hơn, chẳng hạn như nhấn mạnh sự tương phản.
Hệ thống màu Polychromy Architectural
Đầu năm 2019, Rado đã cho ra mắt 9 chiếc đồng hồ, mỗi chiếc sẽ sử dụng một trong những màu sắc từ hệ thống Polychromy Architectural này. Phiên bản mới dựa trên BST Rado True Thinline vỏ gốm - một loạt các đồng hồ siêu mỏng (thường có bộ máy quartz rất phẳng) và trong những năm gần đây đã có một số sản phẩm cực kỳ bắt mắt.
Đồng hồ Rado True Thinline mới và Le Corbusier
Vì mỗi chiếc đồng hồ sử dụng một màu cụ thể từ Polychromy Architectural, bạn có thể tự tìm từng màu và xem vị trí của nó trong hệ thống, cũng như có thể đọc các tác động trực quan dự định của nó. Rado cung cấp các đặc điểm kỹ thuật màu sắc chính xác cũng như các hiệu ứng tâm lý và thị giác của chúng. Lấy một ví dụ thú vị như Rado 4320W màu vàng, Le Corbusier dường như đã xem sắc vàng bão hòa thuần túy là một điều khá mạo hiểm để áp dụng trong kiến trúc. Không có màu vàng đậm hơn hoặc nhạt hơn trong hệ thống 1931 ban đầu. Mã màu 4320W (còn được gọi là le jaune vif) không hề xuất hiện trong hệ thống cho đến khi có bản cập nhật vào năm 1959.
Rado True Thinline Les Couleurs Le Corbusier Sunshine Yellow 4320W
4320C rose vif được đặc trưng tương tự trong hệ thống như một màu có lẽ sẽ được sử dụng tốt nhất để làm điểm nhấn. Và thực sự, trong cả hai trường hợp (4320W và 4320C), người ta phải ráng sức để hình dung được bất cứ thứ gì tựa như cảm xúc bình đẳng trong một căn phòng đơn sắc lớn, với hai màu đó trên tường.
Rado True Thinline Les Couleurs Le Corbusier Luminous Pink 4320C
Kỳ thực Luxshopping không có chuyên gia về lĩnh vực kiến trúc và mỹ thuật để phân tích sâu về những hiệu ứng mà bộ sưu tập đầy sắc màu này mang lại, nhưng khi bắt đầu tìm hiểu, cảm xúc về thị giác và sự thú vị mà chúng mang lại rất “nghệ thuật”. Không có gì nghi ngờ về việc những chiếc đồng hồ này đều có chiều sâu và sự tồn tại mạnh mẽ đến đáng ngạc nhiên. Đúng như tham vọng của hệ thống Polychromy Architectural, mỗi cá thể trong bộ sưu tập đều có bản sắc và mang đến xúc cảm rất riêng, nhưng đồng thời cũng làm việc với nhau rất ăn ý tựa như một nhóm thực thụ.
Có các màu từ cả phiên bản gốc năm 1931 và phiên bản cập nhật năm 1959 của Polychromy Architectural. Bảng màu năm 1931 không hề bị lưu mờ nhưng 20 màu được cập nhật năm 1959 nói chung là đậm hơn và bão hòa hơn. Một trong những màu gốc 1931 là 32141 - ombre naturelle moyen, trông có vẻ ít bắt mắt hơn một loạt 20 màu 43xxx được thêm vào sau đó, nhưng dường như nó cũng linh hoạt hơn hẳn.
Rado True Thinline Les Couleurs Le Corbusier Grey Brown Natural Umber 32141
Một phần của sự hấp dẫn ở dòng Rado True Thinline Les Couleurs Le Corbusier là ngoài sự đa dạng về màu sắc, chúng còn cực kỳ thoải mái khi đeo. Vỏ máy cũng như dây đeo làm bằng gốm vô cùng mỏng nhẹ, và cũng nhờ vật liệu đặc biệt này, chúng có thể giữ được ít nhiều độ sáng bóng vô thời hạn. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy dòng “High-tech ceramic” trong các tài liệu kỹ thuật đi kèm, đây là một trong những loại vật liệu mà theo Luxshopping là khá bền và đẹp. Không giống như các loại dây thép không gỉ và vàng cổ điển dễ bị trầy xước sau một thời gian ngắn, gốm high-tech cho phép bạn đeo đồng hồ thường xuyên mà vẫn giữ được trạng thái khá tốt. Chúng có đường kính 39,5mm và dày 5,0mm.
* Mỗi màu giới hạn trong 999 chiếc trên toàn Thế giới.
Nhìn chung, ngoại trừ những thương hiệu hàng đầu Thế giới, ngành chế tạo đồng hồ đeo tay hiện nay không có xu hướng liên kết với bất cứ truyền thống thiết kế và mỹ thuật nào khác ngoài truyền thống của chính mình. Điều này khiến cho phần lớn việc chế tạo đồng hồ trong những năm qua có phần rập khuôn. Nhưng đó cũng không hẳn là điều xấu. Rado cũng có những gương mặt ưu tú trong lĩnh vực chế tạo đồng hồ truyền thống, bao gồm dòng đồng hồ Captain Cook rất nổi tiếng. Tuy nhiên, sự đột phá ngoạn mục trong phong cách của hãng có lẽ phải kể đến Les Couleurs Le Corbusier. Nhiều người cho rằng nó chẳng có gì thú vị để khám phá cả, mỗi chiếc đồng hồ chỉ là một màu sắc đơn điệu, nhưng kỳ thực chúng rất sống động và rõ ràng là hiếm khi được tìm thấy trên thị trường đồng hồ hiện nay. Mỗi một màu sắc của chúng đều mang đến một vài điều thú vị cho bạn, thế nên hãy đọc những dòng giới thiệu trong tài liệu đi kèm của chúng để chắc rằng bạn không bỏ qua những giá trị đặc biệt mà chúng có thể mang lại nhé.
Một số thông số chung của đồng hồ Rado True Thinline Les Couleurs Le Corbusier:
• Vỏ và vòng đeo tay Rado "High Tech Ceramic" với mặt lưng bằng titan.
• Đường kính vỏ: 39.0mm
• Độ dày: 5.0mm.
• Bộ máy ETA 282.002 thạch anh (quartz) với 13 jewel.
• Chống nước: 30 mét.
• Tổng cộng có 9 màu, mỗi màu có 999 chiếc trên toàn Thế giới.
• Giá ở Luxshopping cho mỗi chiếc là 50.160.000 VNĐ.
Luxury Shopping
Bình luận - Phản hồi